THẬP TỨ YẾU HUYỆT
06:06:00 24/06/2025
(Theo ‘Chỉnh thể liệu pháp’ của Trạch Điền Kiên (Sawadaken – Nhật Bản) Chỉnh thể liệu pháp điều trị về Lục phủ, Ngũ tạng. Những bệnh mạn tính đều do sự mất thăng bằng của lục phủ ngũ tạng. Theo Chỉnh thể liệu pháp, sử dụng một số huyệt: Huyệt vùng bụng: Trung quản. Vùng lưng: Thân trụ, Tỳ du, Thận du, Thứ liêu. Chi trên: Khúc trì, Dương trì (bên trái). Chi dưới : Túc tam lý, Thái khê. Trong khi điều trị về lục phủ ngũ tạng, chú trọng nhất là Tỳ và Thận, có thể trị dứt nhiều bệnh mạn tính, nhưng cũng nên gia giảm cho phù hợp bệnh.
Sử dụng huyệt:
Trung quản, Dương trì: Điều trị về nguyên khí của Tam tiêu.
* Trung quản:
- Chủ trị về khí của trung tiêu, đồng thời có tác dụng cả vùng thượng tiêu và hạ tiêu.
- Trung quản là nơi sinh ra 4 đường kinh theo Tố vấn: Tiểu trường, Tam tiêu, Phế, Vị.
- Là nơi đi ngang của mạch Nhâm, nơi bắt đầu của Thủ Thái âm Phế và cuối cùng của túc Dương minh Vị.
- Theo Nạn kinh: Trung quản là nơi hội tụ của 6 phủ, là Mộ huyệt của Vị.
* Dương trì:
- Huyệt Nguyên của kinh Tam tiêu, tác dụng điều chỉnh nguyên khí của kinh Tam tiêu.
- Huyệt Dương trì bên trái thuộc dương, thường sử dụng.
- Làm mềm cơ thẳng trước bụng.
- Làm tăng cường sự hấp thu của Tiểu trường.
- Trọng yếu nhất cho điều trị nguyên khí của Tam tiêu.
* Thận du:
- Cơ quan tác cường, làm cho mạnh cơ thể.
- Nơi tàng trữ tinh khí.
- Huyệt cần thiết điều trị các bệnh trong thận, Bàng quang, hệ sinh dục, hệ thần kinh, tiêu hóa, hô hấp.
- Thận du cũng cần thiết cho xuất huyết đáy mắt, giảm thị lực, viêm tai giữa (mắt, tai, mũi, họng).
* Tỳ du:
- Chủ yếu của tạng Tỳ.
- Nơi chuyển vận và tiêu hóa thức ăn.
- Vị là nơi thu nạp thức ăn.
- Tỳ chủ về tiêu hóa và hấp thu của Trung tiêu – dạ dày.
- Tác dụng vào dạ dày – tá tràng.
- Nơi tàng ý chí: hay quên, thể lực bị giảm sút do suy nghĩ quá độ.
- Làm đầy đủ thêm nguyên khí Tam tiêu.
* Thứ liêu:
- Chủ trị ở khung chậu và chi dưới.
- Khung chậu, tử cung, buồng trứng, Bàng quang.
- Viêm nội mạc tử cung.
- Kinh nguyệt không đều.
- Khí hư (bạch đái).
- Vô sinh.
- Viêm Bàng quang, niệu đạo (tiểu gắt, tiểu buốt, tiểu ra máu…).
- Viêm tinh hoàn.
- Đau vùng thắt lưng.
- Đau thần kinh tọa.
- Sa trực tràng, trĩ.
- Viêm trực tràng.
- Liệt ½ người do xuất huyết não, trúng phong.
- Bại liệt trẻ nhỏ.
- Thấp khớp, viêm khớp gối. (Nếu điều trị không dùng Thứ liêu, chi dưới lạnh).
* Thân trụ:
- An thần kinh khi bị kích thích.
- Chứng mệt mỏi toàn thân.
- Thân trụ không thể thiếu khi điều trị về hô hấp.
- Chứng cam của trẻ nhỏ (suy dinh dưỡng, cam tích).
- Kinh giản, ho gà, hen suyễn, cảm sốt, ói mửa, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bại liệt, bại liệt trẻ nhỏ. (Trong những bệnh của trẻ nhỏ, nếu không dùng huyệt Thân trụ sẽ dễ bị nhức đầu).
* Khúc trì:
- Giảm khí nghịch, dẫn khí từ vai lưng, đầu, cổ đi xuống.
- Nhức đầu, nặng đầu.
- Thần kinh suy nhược, mất ngủ.
- Tăng huyết áp.
- Đau vai.
- Giảm xung huyết ở mắt và các chứng viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm mống mắt, mắt hột, bệnh mắt nơi người lớn tuổi.
- Viêm da có mủ.
* Túc tam lý:
- Chủ trị các bệnh dạ dày, các bệnh ở mũi, các chứng bốc hỏa. Nếu cứu thường xuyên, có tác dụng bảo vệ sức khỏe.
- Viêm dạ dày, co thắt dạ dày, giảm trương lực dạ dày.
- Thần kinh suy nhược.
- Trúng phong liệt nửa người.
- Bệnh cước khí.
- Đau thần kinh tọa.
- Bại liệt trẻ nhỏ.
- Viêm mũi phì đại. Nếu đau dạ dày dạng dư chất chua thì không dùng huyệt này.
* Thái khê:
- Bệnh về thận.
- Viêm tai giữa, viêm họng, viêm amiđan.
- Đau gót chân, thấp khớp chân.
- Lạnh bàn chân.
* Gia giảm huyệt vị theo “Chỉnh thể liệu pháp”:
- Cảm phong, thêm Phong môn.
- Viêm họng, thêm Xích trạch.
- Mất ngủ, thêm Can du, Bá hội, Thiên trụ.
- Cao huyết áp, thêm Chí dương, Thiên trụ, Phong phủ, Bá hội, Trung quản, Thủ tam lý, Dương lăng tuyền.
- Đau dạ dày:
. Độ acid bình thường: Lương môn, Vị du.
. Lúc đang đau: Lương khâu.
. Dư chất chua: Dương lăng tuyền.
. Táo bón: Chi câu, Thần môn.
- Viêm ruột cấp: Quặn đau bụng trên nhiều: cứu Thủy phân, Quan nguyên, Khí hải, Côn lôn, Lương khâu.
- Thận, Bàng quang, phụ khoa: Chú trọng sử dụng huyệt chi dưới và xương cùng: Túc tam lý, Thái khê, Tỳ du, Thận du, Thứ liêu.
- Hô hấp: Huyệt vùng bụng và lưng, chưa cần dùng huyệt vùng thắt lưng.
- Mổ dạ dày: Giáp tích, Thiên xu (bổ), Túc tam lý (tả).
- Phá thai: Tam âm giao, Thái xung, Tử cung (nhĩ châm).
- Các bệnh mắt lẹo, sưng đỏ, nhặm: Phế du (giới hạn trên đốt sống 3), giới hạn dưới đốt sống 5).
- Mất ngủ: Thần môn, Can, Thận và Tỳ Vị (loa tai).
Còn nữa ...
Tổng lượt xem: 11
Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá
1 2 3 4 5