Tel:   0989 791982 Hotline: 0989 791982 - 0918 681982 Email: tuan6282@gmail.com

KINH NGHIỆM DÙNG HUYỆT CHÍ DƯƠNG – BÁC SĨ HÀN MINH

09:12:00 21/12/2024

Đông y là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn và khó học, bởi vì mỗi một người thầy thuốc lại có những cảm ngộ, có những kinh nghiệm riêng khác nhau. Nếu thấy đường xa núi cao mà chùn bước thì có lẽ chẳng bao giờ chúng ta học hỏi được gì.

Lược trích trong Châm Cứu Tập Giải của Bác sĩ Hàn Minh - Trung Quốc:

Huyệt Chí dương, sớm đã được ghi lại trong “Hoàng đế nội kinh Tố Vấn” rằng: huyệt nằm ở dưới đốt sống lưng thứ 7, chủ về thận hỏa. “Châm cứu Giáp ất kinh” mang huyệt này đặt tên là Chí dương. Sách ghi chép: “Chí dương, nằm dưới đốt sống lưng thứ 7, khí sở phát, phủ mà thứ chi, thứ nhập ngũ phân, cứu tam tráng”. Gặp trường hợp lúc nóng lúc lạnh, dâm lạc quá độ, tứ chi đau mỏi, hụt hơi ngại nói, lấy Chí dương chủ trị. Thu thập kinh nghiệm từ thời nhà Minh “Châm cứu đại thành” lại viết: “Chí dương huyệt chủ về các bệnh đau thắt lưng và cột sống, vị trúng hàn khí, không muốn ăn, ngực sườn đầy tức, thân gầy gò, bụng phát ra âm thanh, lúc nóng lúc lạnh, dâm lạc quá độ, đau mỏi tứ chi, hụt hơi khó nói, bất ngờ sốt, tấn công tâm hung”. Nhưng kể từ đời nhà Thanh, huyệt này không được sử dụng nhiều, quan điểm riêng của tôi cho rằng, đây là viên ngọc quý, các pháp trị từ huyệt Chí dương rất phong phú

1. Dương uất không thăng, đốc mạch khí hành bất lợi, nguyên nhân do khí thăng đến huyệt Chí dương bị cản trở, tắc nghẽn lại.

Hai mạch Nhâm Đốc, biểu thị âm dương toàn thân, Vì vậy chẩn bệnh lâm sàng, tôi tiến hành chẩn đoán huyệt vị trên 2 kinh mạch này, so sánh với các phương pháp chẩn đoán khác. Ấn tượng mà tôi hình thành từ năm này sang năm khác là tất cả những bệnh nhân mà tôi từng gặp, những người có biểu hiện đốc mạch bất thường, khoảng 6-7 trong số 10 trường hợp có biểu thị rõ ấn lên huyệt Chí Dương thấy đau. Ngoài ra ấn huyệt Chí dương thấy đau kèm theo lưỡi bệu, rêu trắng, mạch trầm huyền hoạt…các triệu chứng đồng thời xuất hiện. Hơn một nửa tổng số trên, thử liên tưởng, dương uất không thăng, khí hành bất lợi là nguyên nhân dẫn đến ấn huyệt Chí dương thấy đau, đây cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh tật. Điều này được chứng minh trên lâm sàng sau đó và đạt được hiệu quả cao. Mở rộng phạm vi ứng dụng thì Chí Dương có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau do Dương uất mà dẫn đến khí của Mạch Đốc không thông.

Vị trí huyệt Chí Dương tương ứng với cơ hoành, nơi phân định âm dương.

Tiên sinh Cao Thức Quốc trong cuốn sách “Châm Cứu Huyệt Danh Giải” đối với huyệt Chí dương trình bày 10 phần sâu sắc. Ông nói: “Chí giả đạt dã lại cực giã…thân thể lấy lưng làm dương, từ cơ hoành trở lên là dương trong dương, tức là dương chí, nên gọi là Chí dương. Lại có ý nghĩa là khí đi lên đốc mạch tới đây vô cùng, do âm trong dương chạy hướng về dương trong âm, đó là sự giao thoa âm dương ở phía sau lưng…gốc huyệt ở ngang bằng cơ hoành cách du, tức là tương ứng với cơ hoành”. Cao tiên sinh cho rằng: Cơ hoành nằm trong khoang cơ thể, đem cơ thể con người phân chia thành phần trên phần dưới, giới định âm dương, 12 kinh mạch trừ túc thái dương đều thông qua cột sống và huyệt Cách du tiếp giáp với cơ hoành. Các kinh lạc còn lại chạy qua hoành cách mô. Cơ hoành chuyển động, tất cả các kinh đều phản ứng tương ứng. Có thể thấy, cơ hoành lưu thông thăng giáng khí huyết âm dương, có tác dụng chế ngự rõ ràng. Khí công dẫn đường nên có thể trừ bệnh, khỏe mạnh thân thể. Điều này liên quan đến vận động thăng giáng của cơ hoành trong luyện tập khí công, thúc đẩy kinh khí lưu hành, tăng cường trao đổi chất.

Huyệt chí dương có thể thông dương khí, lại có thể lý khí huyết, có thể điều hòa vinh vệ, lại có thể tuyên thông khí huyết.

Phương pháp châm huyệt Chí Dương, “Giáp ất kinh” viết: “châm sâu 5 phân, cứu 3 lần”. Đồng Nhân, Tụ Anh, Đại Thành trong “Kim Giám” cũng nêu: “châm 5 phân, cứu 3 lần”. Kể từ những năm 50, sách châm cứu có nói, châm hướng chéo lên trên 0.5-1 thốn, cứu 3-5 lần, ôn cứu 15 phút. Đối với pháp châm này, tôi theo dõi thêm “Nội” “Nạn”, trong quá trình thực hành điều khí trị thần, áp dụng châm cứu huyệt Chí dương và Hợp cốc, cho phép đâm sâu 1 thốn. Dễ phát hiện nhất trong “Phi kinh tẩu khí”, cảm thấy khí đạt đến vai gáy, ko đến thắt lưng cùng, bên cạnh tản ra 2 bên lưng sườn, phía trước thì đến ngực bụng. Một khi cảm giác này xảy ra, bệnh nhân thường diễn giải: “cơ hoành như mở rộng ra, hít thở dễ chịu thoải mái, toàn thân nhẹ nhõm dễ chịu. Cổ nhân cho rằng, Chí dương và Cách du chỉ cách nhau 1 thốn rưỡi, có tác dụng điều huyết lí huyết,  nhưng mỗi huyệt đều có chủ trị riêng của nó. Điều này phản ánh sự nương tựa lẫn nhau của khí và huyết – mối quan hệ đẹp đẽ của sự tương hỗ. Phần thứ 2 bộc lộ quy luật khách quan về sự tương đồng nhưng khác biệt trong lưu hành kinh khí, lựa chọn huyệt trên lâm sàng đáng để cân nhắc kĩ lưỡng. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp châm từ huyệt Chí dương đi qua Cách du, khí có thể đưa đến huyết Cách du, thì huyệt Chí dương lại được dùng để điều trị bệnh chính của Cách du. Đồng thời huyệt Chí dương có thể thông dương khí lại có thể lý âm huyết. Dựa trên điều này, trên lâm sàng tôi điều trị Vinh vệ bất điều, Khí huyết thất hòa, thăng giáng mất bình thường, hư thực lẫn lộn…các bệnh nội khoa khác. Tôi luôn thích dùng Chí dương để mở đường, mỗi lần đều cảm thấy hiệu quả đáng ngạc nhiên.

Khoan Hung Lợi Cách, Thông Suốt Tam Tiêu, Điều Hòa Tạng Phủ, Cân Bằng Âm Dương.

Tìm tòi theo đuổi từng ngày, cảm thụ của tôi tích góp từng chút một, càng khiến tôi nhận ra huyệt Chí dương có tác dụng điều lí 12 kinh khí huyết thăng giáng, điều đạt âm dương, khoan hung lợi cách, thông suốt tam tiêu, điều hòa tạng phủ, bình âm dương, phạm vi chủ trị bệnh chính của nó rộng đến mức hiếm thấy trong số tất cả các huyệt. Ngoài các chứng khác nhau được biên soạn bởi các nhà hiền triết trước đó, nó vẫn có thể điều trị chứng đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, chứng trầm cảm, mộng du, đái dầm, không có mồ hôi lưng, rối loạn nhịp tim, tủy sống bệnh biến, tỳ vị hư nhược, bệnh can đởm.

Dưới đây là 1 số ví dụ minh họa:

TH1: Đau đầu. Nữ 57 tuổi, 1 năm trở lại đây suốt ngày hoa mắt chóng mặt, căng nhức đầu óc. Mỗi buổi chiều đau đầu dữ dội, kèm theo buồn nôn nhiều khi nằm, đã từng điều trị bằng châm cứu hơn 50 lần, chỉ đôi khi có hiệu quả, mạch trầm huyền, lưỡi bệu chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Chẩn đoán đầu thống do thấp nhiệt. Châm huyệt Phong long, Tứ độc, Tam âm giao và 1 số huyệt khác để thanh lợi thấp nhiệt. Sau 6 lần điều trị vẫn ko thấy hiệu quả. Sau đó tuần kinh phát hiện ấn huyệt Chí dương thấy đau rõ, sau đó lấy huyệt này châm cùng Hợp cốc. Sau 1 lần đau đầu giảm còn 1 nửa, 3 lần châm đạt được hiệu quả hoàn toàn. Sau này tôi mới biết được, đây là phương pháp thông dương hóa trọc.

TH2: Mất ngủ, nam 32 tuổi, nghề giáo viên. Chủ chứng: do mâu thuẫn trong hôn nhân, 1 năm trở lại đây ban ngày buồn ngủ, ban đêm không ngủ được, chán ăn. Dùng thuốc lá và rượu thay bữa, mạch trầm huyền, lưỡi bệu, rêu lưỡi mỏng đen, ấn nhiều điểm trên 2 mạch nhâm đốc có phản ứng đau, biện chứng lo lắng làm thương tỳ, khí hóa không hành, thủy hỏa không tốt, âm dương thất điều. Pháp điều trị cần thông dương vận tỳ, điều lý thăng giáng, do đó dùng huyệt Chí dương. Bệnh nhân đã có thể ngủ ngon đêm đó và bệnh khỏi hoàn toàn sau 6 lần điều trị.

TH3: Đái dầm. Nữ họ Tô, 11 tuổi, đái dầm từ nhỏ, bị liên tục trong nhiều năm trở lại đây. Đã điều trị bằng phương pháp thủy châm vào tai 8 lần nhưng ko hiệu quả, hỏi về tình hình bệnh của cô bé thì biết được, cha mẹ thường gọi dậy, đánh thức để bắt con đi tiểu nhưng rất khó đánh thức. Thêm nữa khi khám phát hiện ấn đè huyệt Chí dương thấy đau rõ, nên đã dừng việc châm huyệt ở tai mà đổi sang châm huyệt Chí dương. Kết quả là ngay đêm đó bé đã có thể thức dậy. Sau 3 lần, bé đã có thể tự mình thức dậy và đi tiểu vào ban đêm.

Sau đó, mỗi lần gặp phải bệnh nhân ngủ quá sâu, mộng du, ngủ mê…ngay lập tức tôi nghĩ đến huyệt Chí dương, cũng thu được hiệu quả.

TH4: Phiền táo. Họ Vương, nam, 46 tuổi, nghề nghiệp kỹ sư. Chủ chứng: 3 tháng gần đây bùng nổ những đợt tâm phiền ý loạn, tính tình nóng nảy, ngực căng đầy, khó ngủ, mạch trầm huyền, lưỡi bệu nhợt, rìa lưỡi đỏ, đứng ngồi ko yên, rêu lưỡi vàng mỏng, ấn huyệt Chí dương thấy đau. Biện chứng cho rằng dương tà hóa nhiệt, tâm can hỏa vượng, pháp điều trị thông dương tả nhiệt, dùng huyệt Chí dương, Hợp cốc. Khi rút kim bệnh nhân cảm thấy tinh thần được sáng tỏ thông suốt, nhẹ nhõm. Sau 3 lần châm thì khỏi bệnh

TH5: Chứng không có mồ hôi lưng. Họ Lưu, nữ 32 tuổi. 1 năm trước đi chơi ở vùng ngoại ô, do nằm trên mặt đất, dưới bóng cây khoảng nửa tiếng, sau khi thức dậy cảm thấy lạnh toàn thân. Nửa tháng sau phát hiện, lúc trời nóng đổ mồ hôi nhiều ở đầu, mặt, ngực và bụng, duy chỉ có bộ phận lưng ko có mồ hôi. Mạch trầm huyền, lưỡi bệu, rêu trắng bóng, kèm đau nhức nhiều từ cột sống đến vùng xương sườn. Biện chứng do trúng hàn nhập vào kinh mạch, dương uất khí bế, vinh vệ thất hòa, huyền phủ không thông. Pháp điều trị ôn dương thông bế, điều hòa vinh vệ, ôn châm huyệt Chí dương, sau 12 lần châm thì khỏi bệnh.

TH6: Rối loạn nhịp tim. Họ Hà, nam, 51 tuổi, công nhân. 1 năm trở lại đây phát tác thất thường “nhịp nhanh trên thất”, mỗi lần phát tác đều phải cấp cứu. Ngày 28 tháng 7 năm 1986 lại tái phát, chóng mặt, buồn nôn, căng ngực, thở gấp, điện tâm đồ thấy sóng P ko rõ ràng, giảm nhẹ đoạn ST, sóng T phẳng. Chất lưỡi bệu nhạt, chất lưỡi bóng nước, mạch tế hoạt, nhịp tim 218 lần/phút. HA 90/60mmHg. Trị pháp thông dương phục hồi mạch, dùng huyệt Chí dương, huyệt Hợp cốc, đợi khi cảm giác đắc khí lan tỏa khắp lưng, xương sườn, ngực và bụng, thay đổi phương pháp hành khí, 6 phút sau nhịp tim giảm còn 96 lần/phút, điện tâm đồ bình thường, huyết áp 126/80mmHg./.

Còn nữa, ...

Tổng lượt xem: 10

Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá

Bạn đánh giá
4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
( đánh giá của khách hàng)

Thời gian mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày. Nghỉ các ngày Lễ, Tết.

(Vui lòng liên hệ trước khi đến khám bệnh)

Điện thoại: 098.979.1982 * 091.868.1982

Nội dung trên trang website có tác dụng tham khảo, không sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Thiết kế bởi donet.vn

 

Đang xử lý...