Tel:   0989 791982 Hotline: 0989 791982 - 0918 681982 Email: tuan6282@gmail.com

BÀI TẬP CHỮA ĐAU XƯƠNG CÙNG CỤT

09:11:00 04/11/2019

Đau xương cụt là một trong những bệnh lý thường gặp ở cả nam và nữ, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Cũng như các bộ phận khác trong cơ thể, xương cùng cụt cũng có lúc bị đau. Đôi khi cơn đau chỉ xuất hiện âm ỉ thoáng qua, nó có thể đau nhói hay đau nhức dữ dội ở xương cụt hàng tuần, nghiêm trọng hơn có thể kéo dài hàng tháng. 

     

 

► Xương cụt là gì?

Xương cụt còn có tên gọi khác là xương cùng cụt. Xương này nằm tại vị trí cuối cùng ở xương sống của con người. Tuy xương cụt có kích thước rất nhỏ nhưng lại giữ vai trò vô cùng quan trọng, nó phụ trách duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể khi con người thực hiện hoạt động ngồi. Đồng thời nó còn giữ cho các cơ, gân và những dây chằng xung quanh được cố định.

Mặc dù đau xương cụt không gây nguy hiểm gì đến tính mạng. Thế nhưng cơn đau âm ỉ lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Thậm chí, nó có thể trở nên nặng nề hơn khi người bệnh ngồi xuống đứng lên, thậm chí là khi đi vệ sinh hay quan hệ tình dục. Vô cùng bất tiện.

Chủ động điều chỉnh tư thế ngồi và áp dụng các biện pháp phòng ngừa vẫn là cần thiết nhất. Tránh việc phải ngồi quá lâu, ngồi tư thế xấu trong thời gian dài. Nên đứng dậy và đi lại một quãng ngắn hay tập một vài động tác giãn cơ đơn giản. 

► Các nguyên nhân thường gặp

- Bị té ngã, tai nạn va đập vào xương cụt gây tổn thương, đau.

- Ngồi yên một chỗ quá lâu, đặc biệt là trên mặt phẳng cứng.

- Có thói quen hay ngồi ngửa người ra phía sau cũng khiến bị đau xương cụt.

- Đứng lên hay ngồi hạ mông phịch xuống một cách đột ngột.

- Dư thừa cân nặng khiến xương chậu phải chịu nhiều áp lực từ phần thân trên. Đau xương cụt cũng là một hậu quả.

- Người trẻ trong tuổi dậy thì có thể bị đau xương cụt do xương phát triển nhanh. Người lớn tuổi cũng rất dễ bị đau do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa.

- Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu.

- Xuất hiện khối u ở vùng chậu cơ thể. Đó có thể là khối u lành tính hay ác tính. Khối u lớn sẽ chèn ép lên hệ thống gân cơ và các dây thần kinh ở khu vực xương chậu dẫn đến đau.

- Bệnh cột sống: Viêm hoặc thoái hóa đốt sống, hẹp đốt sống, loãng xương, thoát vị đĩa đệm thắt lưng.

► Cách điều trị và giảm đau xương cụt hiệu quả nhất

⇒ Điều trị theo y học hiện đại: Sử dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid, ...

⇒ Điều trị theo y học cổ truyền: Châm cứu, bấm huyệt, thuốc thang, thuốc bóp, ...

⇒ Tư thế ngồi điều trị đau xương cụt:

Với trường hợp xương cụt bị đau do nguyên nhân cơ học thì hiện tượng đau nhức sẽ biến mất sau khoảng vài ngày. Để giúp giảm đau nhanh, bạn có thể áp dụng tư thế ngồi dưới đây:

- Nghiêng người về phía trước trước khi ngồi xuống.

- Ngồi lên gối hoặc nệm hình chữ V.

- Ngồi dựa lưng vào ghế và bàn chân phẳng trên sàn để giảm trọng lượng khỏi xương sống.

- Chườm lạnh hoặc chườm nóng lên vùng xương cụt bị đau.

- Nằm nghỉ ngơi.

- Ngoài ra, bạn nên kết hợp với chế độ ăn hợp lí, đầy đủ dưỡng chất.

⇒ Bài tập điều trị đau xương cụt: 

1. BÀI TẬP “ĐẠP XE TRÊN KHÔNG”

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đầu kê gối mỏng hoặc không kê gối, 2 tay xuôi 2 bên thân mình.

Thực hiện: Đưa 2 chân lên làm động tác đạp xe vòng tròn theo chiều xuôi 30 vòng rồi từ từ hạ 2 chân xuống giường duỗi thẳng nghỉ 30 giây (≈ 3 lần hít thở sâu = đếm nhẩm chậm từ 1… đến 30). Tiếp tục đưa 2 chân lên làm động tác đạp xe vòng tròn theo chiều ngược lại 30 vòng. Lặp lại 3 lượt “đạp xuôi - đạp ngược”. Mỗi ngày tập 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này làm tăng sức mạnh cơ, thần kinh, mạch máu chi dưới. Phù hợp với bệnh đau thần kinh tọa, tê chân do tiểu đường, giãn tĩnh mạch chân.

 

2. BÀI TẬP “TƯ THẾ CÂY CẦU”

Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa, đầu kê gối mỏng, chống 2 chân vuông góc trên giường. 2 tay xuôi 2 bên thân mình.

Thực hiện: Dùng lực ấn 2 bàn chân xuống giường, từ từ đẩy hông và thắt lưng lên cao hết mức có thể (như hình), phần thân trước tỳ xuống giường. Giữ ở tư thế này 60 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1… đến 60). Đủ thời gian, từ từ hạ người xuống, thư giãn hít thở sâu 3 lần (≈ 30 giây). Lặp lại động tác 5 - 10 lần. Mỗi ngày tập 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này làm mạnh cơ bụng, cơ mông, cơ đùi, cơ cẳng chân, đồng thời kéo giãn cơ gập hông.

3. BÀI TẬP “TƯ THẾ RẮN HỔ MANG”

Tư thế chuẩn bị: Nằm sấp trên giường, 2 chân duỗi thẳng bàn chân cách nhau ≈ 20 cm. Đặt hai tay co về phía nách chống ngang ngực, các ngón tay xòe rộng. 

Thực hiện: Nhấn 2 chân và tỳ hông xuống giường, chống 2 bàn tay duỗi thẳng khuỷu tay nâng nửa người trên từ từ lên cao. Tiếp tục đẩy vai của bạn về phía sau và kéo căng thân trên theo chiều dài cột sống, mắt ngước lên trên. Đẩy thắt lưng về phía bụng hết mức có thể. Giữ ở tư thế này 60 giây (= đếm nhẩm chậm từ 1 ... đến 60). Đủ thời gian, từ từ hạ người xuống, thư giãn hít thở sâu 3 lần (≈ 30 giây). Lặp lại động tác 5 - 10 lần. Mỗi ngày tập 2 - 3 lần (Sáng - Chiều - Tối), không tập sau khi ăn no.

Tác dụng bài tập: Động tác này làm mạnh cơ lưng và cơ thắt lưng dưới, đẩy dần đĩa đệm bị phồng lồi về vị trí ban đầu, giải phóng chèn ép rễ thần kinh.

Tư vấn thêm liên hệ Lương y Phạm Thanh Tuấn: 098.979.1982 * 091.868.1982

Tổng lượt xem: 1224

Tổng số điểm đánh giá: 5 trong 5 đánh giá

Bạn đánh giá
4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
(5 đánh giá của khách hàng)

Thời gian mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày. Nghỉ các ngày Lễ, Tết.

(Vui lòng liên hệ trước khi đến khám bệnh)

Điện thoại: 098.979.1982 * 091.868.1982

Nội dung trên trang website có tác dụng tham khảo, không sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Thiết kế bởi donet.vn

 

Đang xử lý...