Tel:   0989 791982 Hotline: 0989 791982 - 0918 681982 Email: tuan6282@gmail.com

THUỐC NAM QUANH NHÀ CHỮA ĐAU XƯƠNG KHỚP

08:02:00 21/02/2023

Đau nhức xương khớp là bệnh hay gặp không chỉ ở Việt Nam mà xuất hiện trên toàn thế giới, là nhóm bệnh cần thời gian điều trị dài và khó để điều trị dứt điểm. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu những vị thuốc và phương pháp điều trị ít tác dụng phụ là rất thiết thực để tự chăm sóc xương khớp tại nhà, đặc biệt là các cây thuốc nam lành tính và hiệu quả.

Cây thuốc nam chữa đau nhức xương khớp đang dần trở thành xu hướng điều trị cho bệnh xương khớp mãn tính nhờ những ưu thế:

- Tác dụng điều trị hiệu: Cây thuốc nam sự phát triển và kế thừa của y học cổ từ xa xưa, được đúc kết và kiện toàn qua nhiều thế hệ để đạt được hiệu quả mong muốn.

- Lành tính: Với nguồn gốc tự nhiên, các cây thuốc nam, đông y sử dụng lâu dài, cũng ít để lại tác dụng phụ nguy hiểm. Đặc biệt đối với các giai đoạn bệnh nhẹ, các cơn đau vẫn kéo dài và gây khó chịu cho người bệnh, nhưng sử dụng thuốc tây lâu dài lại có tác dụng phụ.

- Giá cả phải chăng: Đa số các cây thuốc nam có giá cả vừa phải, một số cây còn có thể trồng được ngay trong vườn nhà bạn. Nhờ đó giảm được chi phí điều trị, đặc biệt với những căn bệnh xương khớp vốn phải điều trị lâu dài.

Tuy nhiên, chữa bệnh đau nhức xương khớp bằng thuốc nam lại có một số bất lợi rõ ràng:

- Tính hiệu quả và phù hợp với từng cá nhân: Thuốc nam đối với từng người lại có tính hiệu quả khác nhau, đôi khi một vị thuốc nam này phù hợp với bạn những khi bạn chỉ cho người khác sử dụng lại không hiệu quả như mong muốn và ngược lại.

- Tác dụng chậm: các vị thuốc nam tuy không gây ra nhiều tác dụng phụ, nhưng lại có thời gian tác dụng chậm. Một số vị thuốc có thể mất 3-4 tuần để đạt hiệu quả cao nhất.

- Đặc biệt khi vào giai đoạn nặng của bệnh hoặc cơn đau cấp tính, thuốc nam thường không đạt được hiệu quả khả quan trong điều trị.

Tóm lại, bạn nên sử dụng thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp. Tuy nhiên, thuốc nam nên sử dụng đối với giai đoạn bệnh nhẹ và chưa có biến chứng, mang tính điều trị hỗ trợ và bảo vệ sức khoẻ. Đối với giai đoạn nặng hoặc có biến chứng nên tuân thủ điều trị chỉ định từ thầy thuốc chuyên khoa xương khớp.

1. Dây Đau xương: 

Tên gọi của Dây đau xương xuất phát từ chính công dụng của vị thuốc nam này – Giúp giảm đau xương trong thời gian ngắn. Vị thuốc này thường thấy ở phía Bắc nước ta. (Theo PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

Dây đau xương có lợi thế điều hòa miễn dịch, nhờ vậy có khả năng điều hòa viêm sưng ở những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp (một loại bệnh tự miễn).

Liều khuyên dùng: không có liều dùng cụ thể đối với thuốc xoa bóp, sử dụng trong các vị thuốc đông y với lượng 8-12g.

Cách sử dụng:

Theo PGs Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi, Dây đau xương có 2 cách sử dụng thường gặp.

Lá dây đau xương giã nhỏ trộn với rượu đắp trực tiếp lên những chỗ sưng đau

Thái nhỏ thân cây Dây đau xương, ngâm với rượu tỉ lệ ⅕, ngày dùng 3 lần.

Lưu ý: vị thuốc có tác dụng lợi tiểu và gây buồn ngủ, nên lưu ý khi sử dụng.

2. Địa liền: 

Địa liền (Kaempferia galanga L.) là vị thuốc nam lâu đời thường được sử dụng để trừ thấp, giảm đau răng (Theo PGs Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Xoa bóp bằng rượu ngâm từ Địa liền có công dụng giảm rõ rệt các triệu chứng viêm và cứng khớp, đặc biệt ở người bị thoái hoá khớp gối.

Một số nghiên cứu gần đầy chỉ ra rằng, Địa liền không chỉ giảm đau răng như các tài liệu đông y cổ ghi nhận, mà còn giảm đau cả xương khớp, thêm nữa, Địa liền có tính kháng viêm rất mạnh mẽ giúp hạn chế những cơn đau nhức xương khớp.

Bộ phận thường dùng của Địa liền là phần lá và rễ, với hơn 20 hợp chất có lợi cho sức khỏe người dùng.

Liều khuyên dùng:  600mg trên mỗi kg trọng lượng cơ thể – thường dùng 3-5g có thể đạt hiệu quả.

Cách sử dụng Địa liền:

Làm thuốc xoa bóp:

 Vị thuốc: Địa liền, rượu trắng 40 độ.

Cách ngâm: Địa liền rửa sạch rồi phơi khô dưới nắng 5-6 tiếng. Cho Địa liền khô vào bình rượu ngâm theo tỉ lệ: 1 lạng Địa liền khô là 1 lít rượu. Để nơi thoáng mát tránh tiếp xúc ánh nắng mặt trời trong 20 ngày, sau đó có thể sử dụng làm thuốc xoa bóp giảm cơn đau nhức.

Lưu ý khi sử dụng: Không sử dụng quá 6g/ngày, do Địa liền có chứa chất an thần.

3. Nghệ:

Bên trong Nghệ có chưa Curcumin với đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, chất này khi vào cơ thể làm giảm ngay các triệu chứng viêm, đặc biệt là viêm xương, khớp.

Nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất Curcumin có trong Nghệ có khả năng kháng viêm tương đương với Diclofenac (thuộc nhóm Nsaid hay dùng).

Nghệ tuy có tác dụng như thuốc kháng viêm, nhưng lại có không có bất kì tác dụng phụ nào.

Nhưng bạn đọc cũng nên lưu ý là, Nghệ chỉ có tác dụng kháng viêm và không mang lại tác dụng tăng chất lượng khớp hay sụn bên trong do vậy vẫn cần đi với các chất tăng sụn.

Liều khuyên dùng: 4-5g bột nghệ/ ngày (tương đương 100-200mg Curcumin theo WHO)

Cách sử dụng:

Cách 1: Nên sử dụng bột Nghệ, đặc biệt là dùng trong nấu ăn.

Cách 2: Dùng chung với trà gừng như trên, cho thêm 1-2 muỗng cafe bột Nghệ khi đã để nguội trà gừng.

Lưu ý: Có 3 loại nghệ với 3 màu khác nhau là vàng, đỏ và đen. Nếu mắc các bệnh về xương khớp, bạn nên sử dụng Nghệ vàng vì bên trong chứa nhiều curcumin hơn so với 2 loại còn lại.

4. Lá lốt: 

Lá lốt là một loại rau hay được sử dụng, đặc biệt là nấu ăn. Nhưng không chỉ ngon mà Lá lốt còn là vị thuốc giúp chữa đau xương khớp lâu đời.

Trong y học hiện đại, lá lốt chứa beta-caryophylen, ancaloid, benzylaxetat, flavonoid,… có khả năng chống lại oxy hoá và kháng viêm, nhờ đó có thể làm giảm sưng và đau nhức xương khớp.

Cũng trong nghiên cứu chỉ ra được tính oxy hoá, người ta cũng ghi nhận lá lốt có khả năng chống lại bệnh loãng xương do sử dụng Corticoid – thường gặp ở những bệnh nhân điều trị viêm khớp dạng thấp.

Trong đông y, Lá lốt là vị thuốc được sử dụng ở phạm vi nhân dân, chữa  các căn bệnh đau xương, thấp khớp, đổ mồ hôi tay, chân, đi ngoài phân lỏng.

Liều khuyên dùng: 10-30g Lá lốt tươi, có thể dùng hơn khi nấu ăn và ngâm chân.

Cách sử dụng: Có thể dùng trong nấu ăn hằng ngày

Cách 1: Sắc lá lốt thành thuốc uống, dùng 15-30g lá tươi, sắc với 400ml nước đến khi cô lại còn 100ml, chia thành 2 lần uống trong ngày.

Cách 2: Ngâm nước Lá lốt chữa đau nhức xương khớp.

Lưu ý: Lá lốt có tính ôn ấm, đối với bạn đọc đang bị nhiệt miệng hay táo bón nên tránh sử dụng.

5. Đinh lăng: 

Đinh lăng hay Cây gỏi cá (lá của cây có thể làm gỏi với cá) không giống với các vị cây khác thay vì giảm đau và kháng viêm, Đinh lăng có khả năng làm tăng sức dẻo dai của cơ thể. (Theo PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam)

Bên trong Đinh lăng có chứa Flavonoid, Tanin, Vitamin B và các Axit amin vô cùng tốt cho sức khỏe nói chung và sức khỏe cơ xương nói riêng.

Liều khuyên dùng: 0,2-0,5g dạng bột, 30-50g đối với lá tươi và thân cây

Cách sử dụng:

Tăng dẻo dai xương khớp: 0,5g bột ngâm cùng với rượu nhẹ 30 độ, dùng 1 ly/1 ngày.

Chữa sưng đau cơ, khớp: dùng 40g lá đinh lăng giã nhuyễn đắp trực tiếp vào chỗ đau từ 15-25 phút, ngày làm 1-2 lần.

Chữa đau lưng mỏi gối: 30g thân cây, sắc cùng với 500ml nước còn 100ml, chia ngày uống 3 lần.

6. Ngải cứu: 

Ngải cứu kết hợp với xoa bóp là một trong những phương pháp hữu hiệu cho bệnh đau nhức xương khớp. Một số nơi còn sử dụng phương pháp cứu ngải, để chữa các bệnh phong thấp và tê hàn, đau xương khớp.

Tại Trung Quốc, Ngải cứu là một vị thuốc đã được nghiên cứu có tác dụng kiểm soát cơn đau do viêm xương khớp hông và đầu gối.

Bên trong Ngải cứu có chứa chất ức chế TNFα và các interleukin, nhờ đó giúp khớp hạn chế được các tổn thương do oxy hóa.

Liều khuyên dùng: 6-12g (tối đa 20g)

Cách sử dụng: Trong bữa ăn hằng ngày, có thể dùng làm món ăn nhưng không dùng liên tục trên 7 ngày.

Lưu ý:Bên trong Ngải cứu có các chất dẫn xuất gây ức chế thần kinh trung ương, nên sử dụng đúng liều khuyên dùng, và xin tư vấn từ các đơn vị Y học cổ truyền.

7. Gừng: 

Gừng là hương liệu nấu ăn lâu đời của nước ta. Và cũng là vị thuốc nam rất thường dùng, có tác dụng tốt lên đường tiêu hóa. Nhưng không chỉ vậy, Gừng còn là một vị thuốc nam hữu ích cho người bị đau xương khớp.

Gừng có chứa chất kháng viêm tương tự các chất ức chế COX-2 (kháng viêm thường dùng trong bệnh đau nhức xương khớp), đặc biệt phù hợp với những người bị viêm khớp, thoái hóa khớp!

Không chỉ sử dụng đường uống, trong một nghiên cứu gừng còn có thể sử dụng như một loại thuốc đắp. Sau 12 tuần sử dụng, ghi nhận cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống của người bị đau nhức xương khớp

Liều khuyên dùng: 4 mg/ngày, dùng Gừng đắp không có liều cụ thể nên dùng mức mà bạn thấy phù hợp.

Cách sử dụng Gừng:

Sử dụng như trà: Đun sôi 500ml nước, khi sôi bỏ vào từ 4-6 lát gừng, và tiếp tục đun sôi 10 phút. Khi nguội có thể cho thêm mật ong để dễ sử dụng, ngày dùng từ 2-3 lần.

Dùng làm thuốc đắp: Giã nát 2-3 củ gừng cho vào khăn vải mùng, để vào trong nước sôi, hạ nhỏ lửa để giữ ấm cho nước. Dùng một miếng khăn khô thấm nước ấm này rồi vắt khô đắp lên vị trí đau. Làm trong 25-30 phút liên tục, ngày làm 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất.

Lưu ý khi sử dụng: Không nên dùng quá 7mg gừng tươi đường ăn, có thể gây ra một số vấn đề tiêu hóa. Khi sử dụng gừng đắp hãy thử ít một trước xem da có bị kích ứng không.

8. Thổ phục linh

Thổ phục linh là một vị thuốc không chỉ dùng trong đông y, mà còn cả tây y, thường dùng làm các vị thuốc làm ra mồ hôi, chữa Giang mai,…

Các tài liệu nghiên cứu tây y cũng chỉ ra rằng Thổ phục linh có chất kháng viêm và giảm đau, đặc biệt có ưu thế điều trị viêm khớp.

Theo tài liệu đông y cổ, Thổ phục linh có tác dụng khử phong thấp lợi xương khớp, chữa đau xương. (Theo PGS Tiến Sĩ Đỗ Tất Lợi – Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam).

Liều khuyên dùng: 10-20g dưới dạng thuốc sắc, có thể dùng liều cao hơn

Cách sử dụng: thường dùng trong các bài thuốc trị đau khớp

Bài thuốc trừ phong thấp, đau nhức xương khớp: Thổ phục linh 20g, thiếu niên kiện 8g, cốt toái bổ 10g, bạch chỉ 6g, đương quy 8g, sắc với 600ml nước cô còn 200ml, chia thành 2-3 lần dùng trong ngày.

Lưu ý: Sử dụng Thổ phục linh nên theo bài thuốc đông y để đạt hiệu quả tốt nhất.

9. Trinh nữ hoàng cung

Một phương thuốc chữa đau khớp khá “kín tiếng”, rất ít người biết Trinh nữ hoàng cung có tác dụng giảm đau khớp, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp.

Nghiên cứu về các cây thuốc cùng họ với với Trinh nữ hoàng cung, chỉ ra rằng bên trong cây thuốc có chứa các chất kháng viêm và giảm đau ức chế COX II (giống như Gừng).

Liều khuyên dùng: từ 2-3 lá /ngày

Cách sử dụng: Lấy lá xào nóng đến khi nhũng ra, dùng vải mùng bọc lại rồi đắp thực tiếp vào chỗ đau.

Hoặc có thể dùng lá xào nóng này trộn với dầu Thầu dầu và xoa bóp lên vùng bị đau.

Lưu ý: Ghi nhận từ một số nguồn nước ngoài, phần củ rễ của Trinh nữ hoàng cung có độc tố nhẹ, nên xin ý kiến từ bác sĩ trước khi sử dụng.

► Lưy ý chung cho các vị thuốc nam nếu bạn muốn sử dụng:

Mua cây thuốc nam từ các đơn vị có uy tín, tránh cây thuốc không đúng.

Vị thuốc nam có thể có nhiều hơn 1 tác dụng, bạn cần chú ý các tác dụng khác của cây thuốc – thường gặp nhất là làm tăng huyết áp hoặc lợi tiểu.

Nên thao khảo với thầy thuốc chuyên khoa xương khớp về các vị thuốc bạn sắp sử dụng.

* Liều dùng và cách dùng dựa theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Chỉ mang tính tham khảo không thay thế lời khuyên từ các bác sĩ, lương y chuyên khoa xương khớp!

Quý vị cần tư vấn thêm xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Lương y Tuấn: 098.979.1982 * 091.868.1982

Tổng lượt xem: 219

Tổng số điểm đánh giá: trong đánh giá

Bạn đánh giá
4.00 trên 5 dựa trên 1 đánh giá
( đánh giá của khách hàng)

Thời gian mở cửa: 7h00 - 19h00 hàng ngày. Nghỉ các ngày Lễ, Tết.

(Vui lòng liên hệ trước khi đến khám bệnh)

Điện thoại: 098.979.1982 * 091.868.1982

Nội dung trên trang website có tác dụng tham khảo, không sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc.

 

Thiết kế bởi donet.vn

 

Đang xử lý...