NHỮNG NGUYÊN NHÂN HÀNG ĐẦU VỀ BỆNH XƯƠNG KHỚP
07:03:00 25/03/2021
Những con số thống kê về bệnh xương khớp
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới năm 2010 đưa ra rằng gánh nặng của bệnh xương khớp đã vượt mức ước tính trong đánh giá trước đây lên đến 6,8%. Theo báo cáo thì ước tính 10% đến 15% tất cả những người trưởng thành ở độ tuổi trên 60 mắc các vấn đề về xương khớp. Bệnh xương khớp ở người cao tuổi luôn là mối lo ngại hàng đầu. Và con số này ở nữ cao hơn ở nam giới. Với các quốc gia thuộc liên minh châu Âu, được chẩn đoán tỷ lệ người mắc bệnh thay đổi từ 2,8% ở Romania đến 18,3 % ở Hungary. Theo Liên Hợp Quốc, đến năm 2050 sẽ có tới 130 triệu người mắc bệnh. Và hơn 40 triệu người sẽ bị ảnh hưởng nghiên trọng bởi di trứng.
Tại Việt Nam thì số liệu về bệnh xương khớp là một con số “báo động”. Theo thống kê của bộ y tế thì có tới hơn 80% người trên 50 tuổi mắc các vấn đề về xương khớp. Và với độ tuổi trên 40 thì con số này là 23,3%. Hiện nay căn bệnh này đang “tấn công” giới trẻ với tốc độ đáng kinh ngạc. Xương khớp không còn là bệnh của tuổi tác mà nó đang dần trẻ hóa và trở thành mối lo lắng của những người trẻ tuổi.
6 nguyên nhân dẫn đến bị bệnh xương khớp
Do hệ gen di truyền
Đặc điểm di truyền này khiến nhiều người có khả năng mắc các bệnh về xương khớp. Khiếm khuyết hiếm gặp này xảy ra trong cơ thể trong quá trình cơ thể sản xuất collagen, protein tạo sụn. Những khiếm khuyết này có thể di truyền và làm xương khớp hao mòn lão hóa nhanh hơn bình thường. Sự bất thường xuất hiện với những cơn đau rất sớm vào độ tuổi 20, thậm chí còn sớm hơn.
Bị béo phì hay thừa cân
Thừa cân gây áp lực lên hông, đầu gối và bàn chân. Xương ở vị trí này sau một thời gian chịu áp lực quá mức bình thường sẽ khiến xương lão hóa nhanh chóng. Theo nghiên cứu mô mỡ dư thừa sẽ tạo ra các chất gây viêm (cytokine) gây viêm xương khớp.
Các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp
Một số nghề nghiệp đòi hỏi người lao động phải lao động nặng nhọc gây áp lực cho xương khớp. Nhất là cột sống, các hoạt động uốn cong lặp đi lặp lại, nâng vật nặng làm cho sụn khớp hao mòn nhanh chóng. Sự lão hóa, mất cân bằng của sụn nâng đỡ khớp theo thời gian dẫn đến phá hủy sụn khớp.
Chấn thương
Với những người có tiền sử bị chấn thương như gãy xương, phẫu thuật hay tổn thương dây chằng. Nếu không điều trị phục hồi sẽ khiến xương tại những vị trí này sẽ nhanh chóng bị phá hủy.
Thiếu canxi
Cơ thể thiếu canxi do nhiều nguyên nhân bao gồm: các bệnh rối loạn chuyển hóa, chế độ ăn uống thiếu canxi, bệnh hemochromatosis… Người mắc bệnh này thì cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt hoặc aclicgaly khiến cơ thể sản xuất quá nhiều hocmon sinh trưởng. Lúc này dưới tác dụng của hocmon sinh trưởng, xương phát triển nhanh chóng nhưng canxi không kịp được bổ sung theo dẫn đến xương rất yếu và bị lão hóa rất sớm.
Ảnh hưởng từ các bệnh khác
Người có chu kì mãn kinh sớm đồng nghĩa với việc hệ xương bị lão hóa. Bởi vào thời kì mãn kinh, cơ thể người phụ nữ có sự giảm đột ngột của hormon estrogen và progesterol dẫ đến mất cân bằng, kéo theo một số hệ lụy là giảm canxi nhanh chóng. Cho nên sau tuổi mãn kinh xương khớp của người phụ nữ rất yếu và bị lão hóa nhanh.
Một số bệnh cũng khiến lượng canxi giảm khi sử dụng thuốc như bệnh hen suyễn, cường giáp, lupus… Uống rượu quá nhiều cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng canxi giảm.
MỘT SỐ THỰC PHẨM GIÀU CANXI
Canxi rất quan trọng với sức khỏe, chiếm phần lớn trong xương và răng. Thiếu canxi có ảnh hưởng đến tim, chức năng cơ bắp và tín hiệu thần kinh. Lượng canxi khuyến nghị hàng ngày là 1.000mg, song nhiều người không bổ sung canxi đủ nhu cầu từ chế độ ăn uống.
1. Các loại hạt
Nhiều loại hạt có kích thước nhỏ bé nhưng rất giàu dinh dưỡng. Trong đó, vừng và hạt chia là hai loại quen thuộc, không chỉ chứa nhiều canxi, mà còn cung cấp protein và chất béo lành mạnh.
Ví dụ:
-
Hạt chia rất giàu axit béo omega-3 từ thực vật.
-
Hạt vừng 1 muỗng canh (9g) cung cấp 9% nhu cầu canxi mỗi ngày, thêm vào đó là các khoáng chất khác như đồng, sắt và mangan.
2. Phô mai
Hầu hết các loại phô mai đều là nguồn thực phẩm giàu canxi tuyệt vời. Trong đó, phô mai Parmesan có nhiều canxi nhất, các loại còn lại cung cấp khoảng 5 - 20% nhu cầu canxi hàng ngày trên mỗi khẩu phần 28g.
Cơ thể hấp thụ canxi D3 từ các sản phẩm sữa dễ dàng hơn so với các nguồn từ thực vật. Nhiều loại phô mai cũng rất giàu protein, chẳng hạn phô mai tươi. Người không dung nạp đường sữa có thể chọn loại phô mai già, cứng để dễ tiêu hóa hơn. Các sản phẩm sữa có thể giảm nguy cơ bệnh tim. Ăn phô mai hàng ngày giúp bạn tránh mắc hội chứng chuyển hóa, đột quỵ và tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, phô mai cũng có nhiều chất béo, calo và natri. Vì vậy một số đối tượng nhạy cảm nên chú ý khi sử dụng.
3. Sữa chua
Sữa chua là vừa một nguồn canxi tuyệt vời, vừa giàu chủng men vi sinh sống, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
-
Một cốc (245g) sữa chua nguyên chất chứa 30% nhu cầu canxi, cộng thêm phốt pho, kali và vitamin B2 và B12.
-
Sữa chua ít béo cung cấp nhiều canxi hơn, đáp ứng 45% nhu cầu mỗi ngày trong một cốc.
-
Sữa chua Hy Lạp chứa nhiều protein cần thiết, nhưng lại thiếu canxi D3 hơn so với sữa chua thông thường.
Dùng sữa chua kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh sẽ cải thiện sức khỏe, tăng cường quá trình trao đổi chất, giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa (như: tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim).
4. Cá mòi và cá hồi đóng hộp
Cá mòi và cá hồi đóng hộp rất giàu canxi, nhờ phần xương mềm có thể ăn được.
-
Một hộp cá mòi 92g cung cấp 35% nhu cầu canxi;
-
Một hộp cá hồi có xương 85g mang đến 21% nhu cầu canxi.
Những loại cá dầu này có mức độ thủy ngân thấp, lại chứa nhiều protein, chất béo và omega-3 - rất tốt cho tim, não và da của bạn. Ngoài ra, cả cá mòi và cá hồi đều có hàm lượng selen cao - một khoáng chất có thể ngăn ngừa và giải độc thủy ngân.
5. Các loại đậu
Đậu có nhiều chất xơ, protein và vi chất dinh dưỡng, ngoài ra còn dồi dào sắt, kẽm, folate, magiê và kali. Một số giống đậu cũng có lượng canxi đáng kể.
-
Đậu rồng đứng đầu bảng xếp hạng thực phẩm giàu canxi, một cốc (172g) nấu chín có 244mg canxi, tương đương 24% nhu cầu hàng ngày;
-
Một cốc (179g) đậu trắng tây nấu chín cung cấp 13% nhu cầu canxi, cũng được xem là một nguồn bổ sung canxi tốt;
-
Các loại đậu khác có ít canxi hơn, dao động từ 4 - 6% nhu cầu hàng ngày trên mỗi cốc.
Đậu rất bổ dưỡng và luôn có mặt trong mọi chế độ ăn lành mạnh. Nghiên cứu cho thấy đậu có thể hạ mức cholesterol xấu LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
6. Hạnh nhân
Trong tất cả các loại hạt, hạnh nhân là một trong những loại giàu canxi nhất. Khoảng 22 hạt hạnh nhân cung cấp 8% nhu cầu canxi.
Trong 28g hạnh nhân cũng chứa 3g chất xơ, chất béo và protein lành mạnh. Đây còn là một nguồn bổ sung magiê, mangan và vitamin E tuyệt vời.
Ăn các loại hạt có thể giúp giảm huyết áp, mỡ trong cơ thể và các yếu tố nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa.
7. Whey Protein
Whey protein được chế biến từ váng sữa và có nhiều lợi ích sức khỏe. Đây là một nguồn bổ sung đạm tuyệt vời với đầy đủ các axit amin tiêu hóa nhanh. Một số nghiên cứu cho biết tiêu thụ đạm whey giúp giảm cân và kiểm soát đường huyết.
Whey protein cũng không hề thiếu canxi. Một muỗng bột whey protein tinh khiết chứa 200mg canxi, tương đương 20% nhu cầu hàng ngày. Loại thực phẩm bổ sung này có bán rộng rãi tại các cửa hàng dinh dưỡng thể thao.
8. Rau lá xanh
Màu xanh đậm của rau rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt giàu canxi, chẳng hạn như rau bina (chân vịt / bó xôi), cải rổ và cải xoăn. Cụ thể, 190g cải rổ nấu chín có 266 mg canxi, bằng 1/4 nhu cầu cần trong một ngày.
Lưu ý một số giống rau cũng có nhiều oxalat. Đây là những hợp chất tự nhiên liên kết với canxi, làm giảm lượng canxi D3 trong cơ thể bạn.
9. Ngũ cốc
Một số loại ngũ cốc bổ sung canxi có thể cung cấp tới 1.000mg (100% nhu cầu hàng ngày) trên mỗi khẩu phần. Tuy nhiên, cơ thể bạn không thể hấp thụ nhiều canxi cùng một lúc. Vì vậy tốt nhất là nên chia đều lượng tiêu thụ trong suốt cả ngày.
Bột mì và bột ngô cũng có thể được bổ sung canxi. Do đó một số loại bánh mì, bánh ngô và bánh quy có chứa hàm lượng canxi cao.
Ngoài ra còn có các loại thức uống như nước cam, sữa từ hạt,... cũng được bổ sung canxi. Bạn có thể đọc nhãn để tìm hiểu hàm lượng canxi D3 được tăng thêm trong những loại thực phẩm tăng cường khoáng chất này.
10. Rau dền
Rau dền rất bổ dưỡng, là một nguồn cung cấp folate tốt và rất nhiều khoáng chất (như mangan, magiê, phốt pho và sắt).
Hạt rau dền cũng không thiếu canxi, nhưng phần lá thì vượt trội hơn. 132g lá rau dền nấu chín chứa 28% nhu cầu canxi, ngoài ra cũng rất giàu vitamin A và C.
11. Đậu nành và đậu phụ
Một cốc (155g) edamame (đậu nành non còn vỏ / đậu nành Nhật bản) cung cấp 10% nhu cầu canxi hàng ngày. Đây cũng là một nguồn protein tốt và bổ sung đầy đủ nhu cầu folate hàng ngày cho bạn.
Đậu phụ cũng có lượng canxi đặc biệt cao. Chỉ tiêu thụ 126g đậu phụ là bạn có thể nhận được 86% nhu cầu hàng ngày.
12. Quả sung
Quả sung khô rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, đồng thời có nhiều canxi hơn các loại trái cây sấy khô khác. 28g quả sung khô cung cấp 5% nhu cầu canxi hàng ngày. Loại quả này cũng chứa một lượng kali và vitamin K đáng kể.
13. Sữa
Sữa là một trong những nguồn canxi D3 tốt nhất và rẻ nhất. Ngoài ra, sữa cũng cung cấp protein, vitamin A và vitamin D.
-
Một cốc (237ml) sữa bò có 276 - 352mg canxi, tùy thuộc vào loại nguyên chất hay không béo. Canxi D3 trong sữa cũng được cơ thể hấp thụ tốt.
-
Sữa dê là cũng một nguồn bổ sung canxi tuyệt vời, cung cấp 327mg mỗi cốc (237 ml).
Thực phẩm giàu canxi bao gồm những sản phẩm từ sữa, như phô mai và sữa chua. Nhiều nguồn khác cũng có nhiều khoáng chất này, bao gồm hải sản, rau xanh, các loại đậu, trái cây khô, đậu phụ và các loại thực phẩm tăng cường, bổ sung canxi.
Quý vị cần tư vấn thêm vui lòng liên hệ Lương y Tuấn: Zalo/DĐ: 098.979.1982 * 091.868.1982
Tổng lượt xem: 1805
Tổng số điểm đánh giá: 17 trong 5 đánh giá
1 2 3 4 5